Categories Seo Wiki

Bounce Rate Là Gì ? Tỷ Lệ Thoát Bao Nhiêu Là Tốt

3/5 - (3 bình chọn)

Bounce rate là gì – Hiện nay thuật ngữ Bounce Rate – Tỷ lệ bỏ trang là một trong những chỉ số rất quan trọng đối với một trang web. Thông qua các chỉ số này, bạn có thể đánh giá một cách khách quan các trải nghiệm của người dùng trên website đó. Hơn nữa, Bounce Rate phần nào thể hiện được chất lượng và độ uy tín của một trang web. Mặc dù nó có tầm quan trọng như vậy, nhưng không phải ai cũng đã biết và thực sự hiểu về Bounce Rate.

Để giúp các bạn làm rõ về khái niệm của thuật ngữ SEO này, controlling-portal xin giới thiệu cụ thể về thuật ngữ Bounce Rate thông qua bài viết: “Bounce Rate – Tỷ lệ bỏ trang là gì?“

Bounce rate là gì ?

Tỷ lệ Bounce rate thoát trang là một trong các vấn đề quan trọng đối với những blog/ website hiện nay. Về cơ bản nó sẽ cho các bạn biết người dùng đã làm gì vào những trang nào trong mỗi lần truy cập vào website. Khi người dùng truy cập duy nhất một trang và sau đó rời khỏi website (không click vào trang thứ hai), thì việc đó được tính là một “bounce”. Một hoạt động thoát khỏi website có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

  • Người dùng truy cập click vào nút “back” (quay trở lại) trên trình duyệt.
  • Người dùng cập đóng tab hoặc đóng trình duyệt.
  • Người dùng cập click vào một trong các quảng cáo trên blog/ website của bạn và bị chuyển hướng sang trang web khác.
  • Người dùng cập click vào một trong các liên kết ra bên ngoài (external links).
  • Người dùng cập sử dụng tính năng tìm kiếm ngay trên thanh địa chỉ của trình duyệt khi đang xem blog/ website của bạn.
  • Người dùng cập nhập một URL mới trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
Bấm vào đây >>>  SSL là gì? Tổng hợp tất tần tật về chứng chỉ SSL bạn cần biết
Bounce rate là gì
Bounce rate còn được hiểu là tỷ lệ bỏ trang web mà thoát ngay khỏi trang truy cập mà không hề có bất kỳ một tương tác nào (Ảnh: Behance)

Bounce rate sẽ tỷ lệ nghịch với số lượng page views. Nghĩa là tỷ lệ bounce rate càng cao thì page views càng giảm. Do đó, bạn cần phải giữ cho bounce rate ở mức càng thấp thì càng tốt

Bounce rate bao nhiêu là tốt?

Mọi website đều có tỷ lệ thoát khác nhau, tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website đó đang hoạt động mà bounce rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên bounce rate nên nằm trong khoảng <=60% là ổn định.

Có những website như tin tức, được nhiều người vào đọc mỗi ngày. Họ đọc hết bài này đến bài khác, nên tỷ lệ bounce rate sẽ thấp.

Còn lại hầu hết các website lĩnh vực khác được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì bounce rate sẽ cao hơn nhiều.

# Tâm lý của người xem vào website của bạn thông qua tìm kiếm trên Google:

Sau khi họ đã đọc được thông tin mà họ cần tìm, điều hiển nhiên là họ sẽ thoát ra khỏi website mà không đọc tiếp những trang khác nữa.

Khi bạn hiểu ra được điều này thì bạn sẽ không quá lo lắng quá nếu tỷ lệ bounce rate cao.

Các vấn đề phổ biến nhất dẫn đến Bounce rate là gì ?

vấn đề dẫn đến Bounce rate là gì

  • Tốc độ tải trang quá chậm
  • Các trang có quá nhiều quảng cao
  • Các trang có popup ngay sau người dùng truy cập vào trang
  • Các trang không có nội dung
  • Các trang không có phiên bản mobile
Bấm vào đây >>>  Pageview là gì? Những cách giúp tăng pageview hiệu quả

Hành động của người dùng như thế nào được tính là thoát trang ?

Trước khi nghĩ đến chuyện làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát, bạn cần phải biết  những hành vi như nào bị xem là thoát trang.

  • Nhấp vào liên kết đến một trang trên một trang web khác
  • Đóng cửa sổ hoặc tab đang mở
  • Nhập một địa chỉ URL mới trên thanh trình duyệt web.
  • Nhấp vào nút “Quay lại” để rời khỏi trang web
  • Thời gian chờ của phiên quá cao, không thể tải trang web.

Kết luận

Trong bài viết này chắc bạn đã được tìm hiểu về bounce rate là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tỷ lệ thoát của trang web. Bạn có thể khám phá cách khắc phục vấn đề tỷ lệ thoát. Bên cạnh đó bạn cần chú ý tới tỷ lệ thoát của trang web để tăng hiệu quả SEO cho website. Đây là kiến thức nhưng cũng là thủ thuật seo để bạn có thể tối ưu lại website cho trang web của mình hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công.