Categories Wiki

SSL là gì? Tổng hợp tất tần tật về chứng chỉ SSL bạn cần biết

4.5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay chắc hẳn các bạn đã được nghe nhắc đến chứng chỉ SSL trên một số website rồi phải không nào?, Tuy nhiên vẫn chưa biết đây là gì? chúng có công dụng ra sao? cũng như cách thức hoạt động của nó như thế nào? Để có thể giải đáp được những thắc mắc của các bạn thì bài viết sau đây blog controlling-portal sẽ giới thiệu đến các bạn tất tần tật về SSL là gì nhé!

SSL là gì?

SSL chính là từ viết tắt của từ “Secure Sockets Layer”, đây là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa các máy chủ Web server và trình duyệt (browser). Tiêu chuẩn này hoạt động và đảm bảo rằng các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng đều riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện tại cũng là tiêu chuẩn bảo mật giúp bảo vệ cho hàng triệu website trên toàn thế giới, nó sẽ bảo vệ dữ liệu truyền đi trên môi trường internet được an toàn hơn rất nhiều so với những website không có SSL.

Bạn Đang Xem: SSL là gì? Tổng hợp tất tần tật về chứng chỉ SSL bạn cần biết

SSL Là Gì
Tìm hiểu SSL là gì

Tại sao nên sử dụng SSL ?

  • Khi bạn đăng ký mua bất kì domain nào để sử dụng các dịch vụ website, email v.v thì sẽ luôn có những lỗ hổng bảo mật khiến cho hacker sẽ tấn công website của bạn và chứng chỉ SSL sẽ bảo vệ website và khách hàng của bạn một cách tốt nhất.
  • Bảo mật dữ liệu: SSL sẽ bảo vệ dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã.
  • Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc.
  • Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.

Khi nào thì cần dùng SSL cho website?

Nếu website của bạn dùng để tương tác với người dùng như cho phép người dùng đăng nhập, cho phép người dùng gởi thông tin cá nhân lên website hay gởi những thông tin về tài khoản ngân hàng..v.v hoặc bất kỳ thông tin nào từ trình duyệt web của người dùng lên máy chủ mà cho rằng thông tin này cần được đảm bảo an toàn và không bị đánh cắp. Lúc này các bạn hãy nên sử dụng SSL cho website, email, ftp..v.v của mình.

Khi nào thì nên sử dụng ssl
Khi nào thì nên sử dụng ssl

Nếu không sử dụng SSL, các bạn hoặc người dùng website khi đăng nhập, và gởi những thông tin cá nhân lên website thì hacker sẽ có thể dễ dàng tấn công để đánh cắp thông tin của bạn.

Các thuật toán dùng trong SSL là gì?

Xem Thêm : Paypal Là Gì? Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản PayPal – Update 2019

Các thuật toán mã hóa và xác thực của SSL bao gồm:

  • Thuật toán DES: Đây là thuật toán có chiều dài khóa là 56 bit.
  • Thuật toán DSA: Thuật toán này được chính phủ Mỹ sử dụng nhiều trong chuẩn về xác thực số.
  • Thuật toán 3-DES: Là một thuật toán có độ dài khóa gấp 3 lần so với độ dài khóa trong mã hóa của thuật toán DES.
  • Thuật toán MD5: Được Rivest phát triển, tên đầy đủ của nó là Message Digest Algorithm.
  • Thuật toán KEA: Được chính phủ Mỹ sử dụng, đây là một thuật toán trao đổi khóa.
  • Thuật toán RSA: Là thuật toán mã hóa công khai cho cả quá trình xác thực và mã hóa dữ liệu.
  • RC2 và RC4: Là thuật toán được mã hóa và dùng cho RSA Data Security.
  • Thuật toán SHA-1: Là thuật toán băm có tên đầy đủ là Secure Hash Algorithm.
  • Thuật toán RSA key Exchange: RSA key Exchange là thuật toán trao đổi khóa dựa trên thuật toán RSA.

Hiện nay có những loại chứng chỉ SSL nào?

Hiện nay SSL được rất nhiều hãng bảo mật cung cấp, với các mức giá và mức đền bù khác nhau. Hoặc các bạn cũng có thể chọn chứng chỉ SSL let’s encrypt hoàn toàn miễn phí, được tích hợp sẵn trên tất cả Hosting tại HostingViet. Bạn đăng ký VPS, HostingViet cũng sẵn sàng tích hợp chúng một các miễn phí lên VPS của Bạn!

phân loại ssl
phân loại ssl

Phân loại chứng chỉ SSL

DV-SSL:

Chứng chỉ này xác thưc tên miền (Domain Validated SSL): DV SSL sẽ dành cho các khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản với giá rẻ. SSL DV sẽ chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền.Thời gian đăng ký và xác minh một cách rất nhanh.

OV-SSL:

Chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation SSL): OV SSL thích hợp dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy rất cao. Ngoài việc xác minh quyền sở hữu tên miền thì còn cần phải xác minh doanh nghiệp đăng ký đang tồn tại và hoạt động bình thường. Tên doanh nghiệp cũng sẽ được hiển thị chi tiết trên chứng chỉ OV được cấp.

EV-SSL:

Xem Thêm : Copywriter Là Gì ? Những Kỹ Năng Cần Có Của Copywriter

Chứng chỉ xác thực mở rộng (Exented Validation SSL): Đây là chứng chỉ có độ tin cậy cao nhất và nó chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động.Tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp.Khi người dùng Internet truy cập vào website sẽ được trang bị chứng chỉ số EV, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ được chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu website đó. Điều này sẽ làm gia tăng độ tin cậy của website đó đối với người dùng.

Wildcard SSL:

Wildcard SSL sẽ thích hợp với các website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau. Wildcard SSL khác với các loại SSL bình thường là chúng có thể chạy cho không giới hạn tên miền phụ với một chứng chỉ ssl duy nhất.

UC/SAN SSL

Chứng chỉ UC/SAN SSL được thiết kế cho một số ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server,Microsoft Office Communications,Lync và đây cũng là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.

chứng chỉ ssl dành cho website
chứng chỉ ssl dành cho website

Xem thêm:

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về SSL là gì. Hy vọng với những thông tin chúng tô chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi như “SSL là gì?”, “chứng chỉ SSL là gì?” và chứng chỉ SSL mang đến những lợi ích gì cho website của bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến SSL, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để Controlling-portal kịp thời giải đáp. Đừng quên truy cập website controlling-portal.org thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin kiến thức mới nhất nhé!

Nguồn: https://www.controlling-portal.org
Danh mục: Wiki