Hiện nay có một phương phức marketing mà chắc chắn các thương hiệu đều phải dùng đến, đó là marketing trực tiếp. Vậy marketing trực tiếp là gì ? như thế nào mới được gọi là marketing trực tiếp, phân biệt với marketing gián tiếp? Bài viết này Controlling-Portal sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về khái niệm marketing trực tiếp là gì và những cách để làm marketing trực tiếp các bạn cùng theo dõi nhé!
Marketing trực tiếp là gì? hay Direct Marketing là gì?
Marketing trực tiếp hay còn được gọi là Direct Marketing có thể hiểu đơn giản là những cách thức thực hiện trực tiếp đối với khách hàng, có thể là thông qua các giao tiếp ngoài đời thực, có thể là qua thư, cũng có thể là qua những tương tác trên internet.
Vai trò của Marketing trực tiếp là gì? Những tương tác này hướng trực tiếp vào khách hàng nhằm phục vụ cho mục đích giới thiệu sản phẩm tới khách hàng nhằm mục đích khiến người dùng có hứng thú với sản phẩm và muốn mua hàng ngay lập tức. Đây là cách thức marketing được sử dụng từ trước tới nay và đến hiện tại vẫn còn được nhiều thương hiệu sử dụng rộng rãi.
Để có thể nhận biết marketing trực tiếp là gì rất dễ còn xác định marketing gián tiếp thì không. Marketing gián tiếp thường là những chiến lược được thực hiện trong dài hạn, tức là sử dụng Content để dần dần nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu.
Nói cách khác, nếu như marketing trực tiếp nhắm vào việc khiến cho người dùng quyết định mua hàng sớm nhất có thể thì marketing gián tiếp hướng tới việc tạo ra những khách hàng trung thành. Marketing gián tiếp ngày nay còn được biết tới như là Inbound Marketing với những phương thức như SEO, Blog, Tài trợ, Truyền miệng, Fanpage mạng xã hội…
Các hình thức marketing trực tiếp phổ biến hiện nay
Direct mail
Direct mail hiện nay là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Direct mail là gửi thư trực tiếp tới địa chỉ của người dùng nhằm mục đích quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Một số loại direct mail có thể kể tới như catalogues, postcards, envelope mailers (phong bì thư),… Người nhận direct mail thường thuộc danh sách khách hàng hoặc nhóm người trong một khu vực (ví dụ như những người cùng tham gia một cuộc họp báo hay sự kiện).
Telemarketing
Gần giống như telesales, telemarketing cũng thực hiện các cuộc gọi để nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Tuy nhiên, khác với telesales, mục đích của telemarketing không phải chỉ để bán hàng mà chủ yếu để giới thiệu các sản phẩm, tạo sự hứng thú cho khách hàng và khiến khách hàng quan tâm, chủ động liên hệ lại để tìm hiểu thêm về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Để làm cho chiến dịch telemarketing thành công, cần phải khảo sát các khách hàng nằm trong danh sách liên hệ để chắc chắn hồ sơ của họ có liên quan tới sản phẩm mà thương hiệu muốn làm marketing
Email Marketing
Gần giống với Direct Mail, email marketing gửi thư tới địa chỉ email của người dùng. Email Marketing được đánh giá là một trong những phương tiện làm marketing với chi phí hiệu quả và dễ đo lường và được sử dụng phổ biến hơn Direct Mail. Tuy nhiên email marketing cần phải được kiểm tra kĩ lưỡng để chắc chắn khi được gửi thì chúng không nằm trong thư mục spam của người dùng.
Text (SMS) Marketing
Thi thoảng chúng ta lại nhận được một số tin nhắn quảng cáo trên điện thoại. Chúng có thể đến từ nhà cung cấp dịch vụ sim, các thương hiệu mà trước đây chúng ta đăng ký bằng số điện thoại hoặc đôi khi lại nhận được từ một thương hiệu mà mình chưa hề biết tới. Việc sử dụng SMS Marketing thường là ít tốn kém, có thể tiếp cận đến nhiều người dùng và khiến cho người dùng ít bị làm phiền so với Telemarketing.
Trong mỗi tin nhắn thương hiệu có thể gắn một đường dẫn mà khi người dùng nhấp vào đó, họ sẽ được chuyển hướng tới một website (có thể là landing page) để tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên mặt hạn chế đó là thường thì người dùng đã biết đây là email quảng cáo nên họ sẽ có xu hướng phớt lờ. Thêm vào đó, SMS bị giới hạn về số kí tự và người gửi cũng không thể chèn thêm hình ảnh vào nên khó có thể gây ấn tượng với người dùng.
Marketing mạng xã hội
Đây là một trong những phương pháp được những thương hiệu sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi chúng giúp thương hiệu tương tác với người dùng một cách dễ dàng nhất và có thể thường xuyên chia sẻ tới người dùng về những sản phẩm và dịch vụ mà họ quan tâm. Hơn nữa, các công cụ được tích hợp trong mỗi mạng xã hội có thể giúp các thương hiệu hướng tới nhiều người dùng có liên quan hơn.
Khi người dùng muốn tím hiểu về thương hiệu, bên cạnh việc sử dụng Google, công cụ tìm kiếm như của Facebook cũng rất được ưa chuộng. Người dùng cũng có thể tự do để lại nhận xét đối với thương hiệu nên điều này đảm bảo được việc đánh giá trải nghiệm của những người sử dụng dịch vụ, sản phẩm và duy trì mối quan hệ tốt đối với khách hàng.
Bán hàng trực tiếp
Đây có thể là một ví dụ rõ ràng nhất cho khái niệm Marketing trực tiếp là gì. Bán hàng trực tiếp là cách thức bán hàng truyền thống được sử dụng từ xưa đến nay, kể cả những dịch vụ online đôi lúc cũng phải cần có những tương tác trực tiếp ngoài đời để người dùng thực sự an tâm về sản phẩm. Khi bán hàng trực tiếp, rõ ràng là người bán hàng sẽ phải thực hiện việc quảng bá sản phẩm để người dùng thấy được những lợi ích mà họ sẽ nhận được khi sử dụng.
Nói cách khác, người bán hàng đang gián tiếp marketing cho sản phẩm. Đây là phương pháp tiết kiệm chi phí vì nó nắm đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, tạo ra được nhiều khách hàng trung thành nhất.
Xem Thêm Bài Viết Liên Quan:
Tóm Lại
Marketing trực tiếp có thể nói là phương pháp thực hiện marketing đơn giản nhất và phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên đối với những thương hiệu vừa và lớn thì cần xem xét thực hiện những chiến dịch marketing dài hạn như marketing gián tiếp vì nó sẽ đem lại hiệu quả marketing lâu dài hơn và khiến khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu.