Sale Marketing Là Gì ? Phân Biệt Sales và Marketing

4/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay việc đưa một thương hiệu uy tín chất lượng đến với khách hàng phần lớn trách nhiệm truyền đạt thông tin thương hiệu đó phụ thuộc vào nhóm sale marketing. Vai trò của từng người khác nhau, tiếp thị thì có vai trò chủ yếu tìm kiếm khách hàng tiềm năng, còn đội ngũ bán hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc chốt sales biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng lâu dài đối với công ty. Vậy sale marketing là gì ? và sự khác nhau cơ bản giữa hai thuật ngữ dễ nhầm lẫn này ra sao? Hãy tìm hiểu kỹ dưới bài viết này nhé!

Sale marketing là gì?

Sales bao gồm các công việc liên quan đến bán hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty, doanh nghiệp. Marketing là quy trình hoặc các kỹ thuật nhằm quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, tác động tới người tiêu dùng để họ ghi nhớ đến thương hiệu một cách lâu dài nhất.

Những định nghĩa cơ bản và ngắn gọn trên nêu bật được hai khía cạnh quan trọng của nghề Sales marketing online thể hiện mối quan hệ giữa bán hàng và tiếp thị:

  • Trách nhiệm của mỗi người làm nghề Sale and Marketing được liên kết chặt chẽ với nhau.
  • Tiếp thị thì có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ bán hàng.
sale marketing là gì
Sales marketing là gì?, Sale marketing online là gì (Ảnh: Behance)

Trong thực tế, bộ phận tiếp thị có xu hướng chịu trách nhiệm nâng cao nhận thức về một sản phẩm và tạo ra các khách hàng tiềm năng chất lượng cao cho nhóm bán hàng. Một khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn tiếp thị trên thị trường là người đáp ứng các tiêu chí nhất định do bộ phận tiếp thị đặt ra.

Đôi khi, bộ phận bán hàng có thể không đồng tình rằng các khách hàng tiềm năng để tiếp thị không đáp ứng tiêu chuẩn do nhóm Sales đặt ra. Tuy nhiên, khả năng xung đột cũng thể hiện cơ hội hợp tác. Hai đội có thể chia sẻ ý tưởng càng hiệu quả, các định nghĩa của team càng phù hợp hơn.

Bấm vào đây >>>  Trang Review Hải Phòng có đưa tin chính xác, uy tín không?

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể hiểu trả lời cho câu hỏi sales marketing là gì chính là hình thức bán hàng thông qua làm thị trường hay gọi là tiếp thị bán hàng.

Phân biệt Sale và Marketing

Theo một cách đơn giản bạn có thể hiểu marketing là làm thị trường – tác động chủ yếu vào người tiêu dùng (consumer) khách hàng tiềm năng để tạo ra sức kéo (pull), còn sales là bán “những gì trong kho” –  tác động vào người bán hay khách hàng (customer) để tạo ra sức đẩy (push). Cả hai đều có chung mục đích là giải quyết đầu ra của doanh nghiệp và đều này vô cùng quan trọng trong kinh doanh.

Phân biệt sales và marketing
Phân biệt sales và marketing

Sales là bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn phải thương lượng về giá buôn sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt để thu về lợi nhuận lớn nhất có thể. Marketing là “con đường dài hơi” với khách hàng. Người làm Marketing phải thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

Đặc trưng của sale marketing

Đặc trưng của công việc sale marketing này là nhân viên bán hàng (nhân viên kinh doanh) phải trực tiếp tiếp cận với khách hàng. Dùng mọi cách thức như giới thiệu, tư vấn nhằm giúp khách hàng lựa chọn các dịch vụ, sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Nếu như cảm thấy bán hàng qua hình thức tiếp thị thị trường là đơn giản dễ dàng ai cũng làm được thì đó là một sai lầm rất lớn. Hãy thử bắt tay vào thực hiện, nó sẽ không đơn giản như bạn thường nghĩ.

Trách nhiệm của từng đội ngũ nhân viên sale marketing

Trách nhiệm của từng người khác nhau những đều có chung mục đích là bán được hàng cho công ty doanh nghiệp giải quyết vấn đề đầu ra hiệu quả.

Trách nhiệm của đội ngũ sales

Theo dõi khách hàng: Theo sát các khách hàng tiềm năng được tìm ra bởi  bên bộ phận tiếp thị. Các doanh nghiệp thành công thường phát triển một quy trình bàn giao rõ ràng để khách hàng tiềm năng được sự theo dõi phù hợp và kịp thời đội ngũ sales

Bấm vào đây >>>  EPC Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về EPC Trong Affiliate

Xây dựng mối quan hệ: Bán hàng hiện đại ngày nay tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, giúp người tiêu dùng cải thiện được niềm tin đối với công ty doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng hiệu quả có thể hiểu được nhu cầu của người mua và phát triển một thông điệp thuyết phục họ.

Chốt sales: Hầu hết nhân viên bán hàng được đánh giá bởi khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng lâu dài của công ty doanh nghiệp. Chốt sales có thể qua nhiều hình thức khác nhau như một cuộc gặp mặt trực tiếp hay telesales.

Duy trì khách hàng: Bán hàng và tiếp thị có trách nhiệm cải thiện việc giữ chân khách hàng. Bằng cách đăng ký giữ chân một khách hàng, một thành viên trong team sales có thể quan tâm đến khách hàng lâu dài, mà không phải chỉ qua một lần nói chuyện trên điện thoại. Nỗ lực không ngừng từ đội ngũ sales để xây dựng các mối quan hệ bền vững có thể giúp cải thiện khả năng duy trì và dẫn đến doanh số bán hàng tăng giá vượt trội.

tìm hiểu sale marketing là gì
Sales marketing là gì? – Ngành marketing và sales(Ảnh: Behance)

Trách nhiệm của đội ngũ marketing

Tạo nhận thức đối với khách hàng: Nỗ lực xây dựng nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ là bước đầu tiên trong quy trình bán hàng. Nỗ lực xây dựng nhận thức thành công có thể giúp khách hàng tiềm năng nhận ra thương hiệu hoặc tên sản phẩm hoặc, điều đó giúp khách hàng đảm bảo có thể cân nhắc sản phẩm hoặc dịch vụ khi cần thiết.

Tăng tương tác giữa khách hàng: Những nỗ lực tham gia được xây dựng dựa trên chiến dịch nâng cao nhận thức ban đầu chính là để tăng cường tương tác giữa thương hiệu và sản phẩm.

Chuyển đổi khách hàng: Chuyển đổi khách hàng từ người lạ trở thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là khách hàng là nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ marketing.

Duy trì khách hàng: Ngay cả sau khi mua hàng, nhóm tiếp thị có thể giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng lặp lại theo chu trình. Chức năng duy trì của đội ngũ tiếp thị giúp duy trì nhận thức và sự tham gia của khách hàng sau khi đã quyết định mua sản phẩm. Điều này có thể bao gồm các bản tin email hoặc lời mời đến hội thảo giúp người tiêu dùng nhận được nhiều giá trị hơn từ một sản phẩm.

Bấm vào đây >>>  Marketing Trực Tiếp Là Gì ? Các Hình Thức Marketing Phổ Biến Hiện Nay

Kỹ thuật bán hàng và tiếp thị

Làm thế nào để đội ngũ bán hàng và tiếp thị đạt được mục tiêu của doanh nghiệp? Các chiến thuật khác nhau sẽ dựa trên thời gian, văn hóa ngành và văn hóa của công ty. Vậy yếu tố cốt lõi để chiến dịch sales marketing là gì? Cùng tìm hiểu một số kỹ thuật bán hàng và tiếp thị phổ biến tạo thành cốt lõi của một chiến dịch sale and marketing sau đây nhé.

kỹ thuật bán hàng
Sales marketing là gì, kỹ thuật bán hàng và tiếp thị (Ảnh: Behance)

Kỹ thuật bán hàng

Hạn chế cơ hội: Ý tưởng về một ưu đãi trong thời gian giới hạn rất phổ biến trong ngành bán lẻ, nhưng tạo ra cảm giác khan hiếm là một chiến thuật được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cơ hội hạn chế có thể bị giới hạn bởi thời gian.

Tập trung vào pain point của khách hàng: Một nhân viên bán hàng hiệu quả là giúp làm nổi bật lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến nhu cầu sử dụng cũng như mục đích của khách hàng. Có nghĩa là nhân viên bán hàng phải hiểu được những thách thức hàng ngày mà khách hàng phải đối mặt và tập trung vào cách sản phẩm có thể giải quyết những vấn đề đó. Việc nhấn mạnh vào các “pain point” cũng có thể giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng bằng cách thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho khách hàng.

Chốt sales giả định: Việc chốt sales giả định đặt khách hàng vào tình huống là họ đã đồng ý mua sản phẩm. Ví dụ, thay vì hỏi, bạn có muốn thử dịch vụ này không? Thay vào đó, một nhân viên bán hàng có thể hỏi, khi nào bạn sẽ sử dụng sản phẩm để chúng tôi lên lịch giao hàng?

Kỹ thuật tiếp thị

Outbound marketing: Outbound marketing bao gồm quảng cáo truyền hình, tờ rơi, email trực tiếp và cold call (các cuộc gọi ngẫu nhiên). Outbound marketing có hiệu quả trong việc tạo ra nhận thức rộng rãi trong đối tượng khách hàng tiềm năng.

Inbound Marketing: Ý tưởng cốt lõi đằng sau Inbound Marketing chính là giáo dục khách hàng trước khi thu hút họ.

Kết Luận

Nỗ lực cải thiện bộ phận bán hàng và tiếp thị bắt đầu bằng sự hiểu biết về vai trò của từng dịch vụ để doanh nghiệp có thể thiết lập các mục tiêu rõ ràng và hợp lý. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định các chiến thuật phù hợp dựa trên cách tương tác với khách hàng.

Nguồn: marketingai.admicro.vn

.